Sơn chống nóng là gì?
Sơn chống nóng (hay còn gọi là sơn cách nhiệt) là loại sơn mà trong thành phần của nó có lớp sơn lỏng, lớp màu, lớp keo dính và những chất tạo màng có khả năng cách nhiệt và phản xạ lại với ánh nắng mặt trời. Sơn cách nhiệt thường được sơn trên những mặt phẳng tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời như: mái tôn, mặt tường, sân thượng… nhằm giảm nhiệt độ cho bề mặt.
Ngoài những đặc tính của sơn thông thường, loại sơn này còn có khả năng kháng nước sơn, kháng kiềm, chống chịu nhiệt tốt và đặc biệt là có khả năng chống tiếng ồn.
Vai trò của thi công sơn chống nóng
Việc thi công sơn chống nóng rất cần thiết đối với công nhân và hàng hóa bên trong nhà xưởng. Cụ thể như sau:
- Sơn chống nóng có thành phần hạ nhiệt bên trong không gian xuống mức thấp, lớp sơn càng dày thì khả năng chống nóng càng hiệu quả.
- Sơn chống nóng cho mái tôn giúp bảo vệ hàng hóa và tạo không khí dễ chịu cho công nhân làm việc trong nhà xưởng. Từ đó tăng năng suất làm việc lên cao.
- Giúp chủ nhà xưởng tiết kiệm chi phí hiệu quả, từ chi phí tiền điện cho tới chi phí bù đắp những hàng hóa, nguyên liệu hư hỏng do nhiệt độ cao.
- Giúp nâng cao tuổi thọ của mái tôn, hạn chế tình trạng rỉ sét.
Hiện nay, việc thực hiện chống nóng cho mái tôn được áp dụng phổ biến do những lợi ích tuyệt vời mà chúng mang lại. Vì vậy, những nhà xưởng chưa áp dụng cách này thì hãy cân nhắc nhé.
Ưu điểm của sơn chống nóng mái tôn
Dựa trên nghiên cứu và thí nghiệm của các chuyên gia, sơn chống nóng cho mái tôn sở hữu những ưu điểm sau:
- Giảm nhiệt độ cho nhà xưởng, tăng năng suất làm việc của nhân công.
- Chống mốc, giảm ồn khi mưa to
- Sơn thân thiện với môi trường
- Đảm bảo độ bền bỉ và tính thẩm mỹ cho mái tôn.
- Tiết kiệm chi phí điện nước, bảo quản hàng hóa, đồ đạc trong nhà xưởng tốt hơn.
Khi đã nắm được những ưu điểm của sơn chống nóng cho mái tôn, chắc chắn bạn sẽ đưa ra quyết định thi công cho nhà xưởng của mình.
Thi công sơn chống nóng cho bề mặt nào?
Khi tiến hành thi công chống nóng, bạn cần lưu ý về bề mặt khi sử dụng sơn bao gồm:
- Mái tôn, vách tôn.
- Vách tường xây.
- Sàn gạch mái.
- Sàn bê tông mái
Lưu ý: Yêu cầu giám sát kỹ thuật
Quy trình thi công sơn chống nóng cho mái tôn
Dưới đây là các bước thi công sơn chống nóng cho mái tôn chi tiết:
Chuẩn bị:
- Khảo sát và kiểm tra điều kiện thi công.
- Kiểm tra nhiệt độ bề mặt bằng máy (lưu ý lựa chọn vào thời điểm từ 11h – 14h.
- Lên kế hoạch các biện pháp thi công.
- Lên kế hoạch các nguyên liệu, vật tư, số lượng nhân công, an toàn lao động.
Thực hiện:
Bước 1: Xử lý bề mặt thi công
- Kiểm tra bề mặt thi công.
- Xử lý thấm, dột, rỉ sét.
Bước 2: Làm sạch bề mặt thi công
- Sử dụng nước sạch hoặc chất tẩy chuyên dụng.
- Sử dụng rulo, máy phun xịt nước để làm sạch bụi bẩn.
Bước 3: Thi công sơn lót
- Đối với mái tôn, nên sử dụng máy phun sơn 1 lớp, sơn lót chống rỉ gốc nước chuyên dụng.
- Đối với tường bê tông, nên sử dụng rulo sơn hoặc máy phun sơn 1 lớp gốc nước giúp tạo sự kết dính.
Bước 4: Sơn phủ lớp 1
- Khi lớp sơn lót khô, thực hiện sơn phủ lớp 1.
- Sử dụng máy phun sơn hoặc rulo sơn 1 lớp phủ đều màu và độ dày vừa đủ.
- Pha sơn theo công thức tiêu chuẩn của nhà sản xuất.
- Thực hiện thi công vào lúc thời tiết khô ráo, mát mẻ, không mưa.
Bước 5: Chỉnh sửa / Defect
- Kiểm tra độ dày và độ khô của lớp 1.
- Xử lý bóng nước.
- Dặm những khu vực không đều màu.
Bước 6: Sơn phủ lớp 2
- Thực hiện khi lớp lớp đã khô sau 1-2h/
- Sơn phủ lớp 2 có độ dày đạt tiêu chuẩn, lưu ý độ phủ phải đều màu.
Bước 7: Nghiệm thu/Bàn giao
- Chỉnh sửa các vị trí chưa đạt yêu cầu.
- Kiểm tra nhiệt độ bề mặt (vào lúc 11h – 14h)
Bước 8: Bảo hành
- Tiến hành bảo hành lỗi kỹ thuật, bong tróc sơn.